CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Tên gọi
- Tên tiếng Việt: Hiệp Hội Xúc tiến Hợp tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
- Tên tiếng Anh: Vietnam – Japan Economic Cooperation Promotion Association (VJECPA)
- Tên tiếng Nhật: 一般社団法人日越経済協力促進協会
- Ngày thành lập: 16/8/2024
- Địa chỉ: Osaka fu – Higashi Osaka shi-Nishizutsumihondorihigashi 1-3-9
- Logo:
Slogan: ” Đoàn kết – Hợp tác – Vươn tầm kết nối”
Điều 2: Tôn chỉ, Mục đích, Sứ mệnh, Tầm nhìn
Hiệp hội là tổ chức được thành lập và hoạt động phù hợp với luật pháp Nhật Bản và Việt Nam, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản. Hiệp hội góp phần xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản ngày càng vững mạnh và phát triển quan hệhai nước.
Điều 3: Phạm vi và Lĩnh vực hoạt động
- Phạm vi: Hiệp hội hoạt động trên toàn lãnh thổ Nhật Bản và Việt
· Lĩnh vực hoạt động:
- Hỗ trợ, xúc tiến hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản.
- Giao lưu văn hóa và phát triển các hoạt động đối ngoại.
Điều 4: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Hiệp hội hoạt động dựa trên các nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng, công khai, minh bạch và không vì mục tiêu lợi nhuận.
CHƯƠNG II: HỘI VIÊN
Điều 5: Tiêu chuẩn và quyền lợi hội viên
1. Tiêu chuẩn:
Hội viên là cá nhân hoặc các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản tại hai nước, tán thành điều lệ và hoạt động của hiệp hội, tự nguyện gia nhập và được ban thường vụ phê duyệt.
2. Quyền lợi:
- Được tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến trong các cuộc họp khi được ban thường vụ mời.
- Được cung cấp thông tin và tham gia các hoạt động của Hiệp hội khi được ban thường vụ mời.
- Được hưởng quyền lợi và hỗ trợ xúc tiến kinh tế trong khuôn khổ các hoạt động của hiệp hội xúc tiến.
- Được tự nguyện rút khỏi Hiệp hội.
Điều 6: Nghĩa vụ Hội viên
- Tuân thủ Điều lệ và quy định của Hiệp hội.
- Tích cực tham gia các hoạt động, thúc đẩy hợp tác giữa các hội viên.
- Chủ động lồng ghép hoạt động của Hiệp hội vào kế hoạch riêng.
- Đóng góp lệ phí, hội phí theo quy định.
Điều 7: Kết nạp và Chấm dứt tư cách Hội viên
- Kết nạp: Hội viên gửi đơn xin gia nhập, được Ban Thường vụ xét duyệt.
- Chấm dứt: Hội viên có thể tự nguyện rút lui bằng văn bản. Ban Thường vụ có quyền đề xuất chấm dứt tư cách hội viên nếu vi phạm.
CHƯƠNG III: CƠ CẤU TỔ CHỨC
Điều 8: Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội
Hội bao gồm:
- Đại hội Đại biểu Hội viên.
- Ban Chấp hành.
- Ban Thường vụ.
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Ủy Viên.
- Ban Kiểm tra
- Các Ban chuyên môn và Văn phòng Hiệp hội.
Điều 9: Đại hội Đại biểu Hội viên
- Là cơ quan cao nhất của Hiệp hội, được tổ chức 5 năm một lần.
- Nhiệm vụ: Thông qua báo cáo hoạt động, phương hướng, sửa đổi Điều lệ và bầu Ban Chấp hành.
Điều 10: Ban Chấp hành
- Cơ cấu:
- Gồm các thành viên được Đại hội bầu ra.
- Số lượng thành viên do Đại hội quyết định.
2. Nhiệm vụ và Quyền hạn:
- Tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội.
- Quyết định các vấn đề quan trọng giữa hai kỳ Đại hội.
- Bầu Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký.
- Họp Ban Chấp hành: Tổ chức họp định kỳ ít nhất một lần mỗi năm. Quyết định đượcthông qua khi có trên 50% thành viên dự họp tán thành.
Điều 11: Ban Thường vụ
- Cơ cấu:
- Gồm Chủ Tịch, các Phó Chủ Tịch, Tổng Thư Ký và các Ủy Viên.
- Số lượng Ủy Viên không quá 1/3 số thành viên Ban Chấp Hành.
2. Nhiệm vụ và Quyền hạn:
- Điều hành hoạt động của hiệp hội giữa các kỳ họp Ban Chấp hành.
- Triệu tập và chuẩn bị nội dung các cuộc họp Ban Chấp hành.
- Quyết định kết nạp và khai trừ hội viên.
- Quyết định thành lập các Ban chuyên môn của hiệp hội.
- Họp Ban Thường vụ: Định kỳ họp mỗi quý một lần.
Điều 12: Chủ tịch Hiệp hội
- Đại diện pháp nhân của Hiệp hội trước pháp luật và trong các quan hệ đối nội, đối ngoại.
- Chủ trì các cuộc họp và ký các văn bản quan trọng.
- Đưa ra các đề xuất về việc kết nạp, khai trừ hội viên, thành lập các Ban chuyên môn và báocáo kế hoạch hoạt động, tài chính hàng năm.
- Được Ban Chấp hành bầu chọn.
Điều 13: Phó Chủ tịch
- Giúp Chủ tịch trong quản lý, điều hành Hiệp hội.
- Được phân công phụ trách các lĩnh vực cụ thể và thay mặt Chủ tịch khi được ủy quyền.
Điều 14: Tổng Thư ký
- Quản lý hành chính và công tác văn phòng.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Ban Chấp hành.
- Báo cáo hoạt động cho Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.
Điều 15: Ban Kiểm tra
- Gồm Trưởng ban và các Ủy viên do Ban Chấp hành bầu chọn.
- Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ, giám sát tài chính, giải quyết khiếu nại.
CHƯƠNG IV: HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI
Điều 16: Các hoạt động chính
- Kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động thương mại, đầu tư.
- Tổ chức hội chợ, hội thảo doanh nghiệp, diễn đàn, nghiên cứu và tư vấn các lĩnh vực nhằmthúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam – Nhật Bản.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, giáo dục, thể thao và du lịch giữa Việt Nam vàNhật Bản.
CHƯƠNG V: TÀI CHÍNH VÀ KIỂM TRA NỘI BỘ
Điều 17: Tài chính Hiệp Hội
1. Nguồn thu:
- Tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Lệ phí hội viên và hội phí hàng năm.
- Các khoản thu hợp pháp khác.
2. Khoản chi:
- Chi cho hoạt động của Hiệp hội và các khoản chi hợp pháp.
Điều 18: Giám sát nội bộ
Hiệp hội có cơ chế giám sát tài chính và hoạt động, đảm bảo minh bạch và tuân thủ pháp luật.
CHƯƠNG VI: KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 19: Khen thưởng
Các cá nhân và tổ chức có đóng góp xuất sắc cho Hiệp hội sẽ được khen thưởng theo quy định điều lệ hội.
Điều 20: Kỷ luật
Hội viên vi phạm Điều lệ sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật.
CHƯƠNG VII: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21: Sửa đổi Điều lệ
Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải được ít nhất 2/3 số thành viên Ban Chấp hành đồng thuận vàthông qua Đại hội.
Điều 22: Hiệu lực
Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày được phê duyệt.
Điều lệ được thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2024